3 loại nước uống người bệnh Gout nên tránh

3 loại nước uống người bệnh Gout nên tránh

Gout là hệ quả của sự rối loạn chuyển hóa purin và khiến cho axit uric trong máu tăng lên. Đây là căn bệnh để lại rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cho xương khớp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.

 

Không nên uống gì khi bị gout

 

Không nên uống gì khi bị gout?

 

Để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng do gout, việc đầu tiên cần làm đó là cân bằng chế độ ăn uống. Đồ ăn, thức uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cũng như quyết định sự phát triển hay suy giảm của gout. Vậy người bị gout nên tránh xa những loại đồ uống nào?

 

3 Loại nước người bị bệnh gout nên tránh xa

 

Bệnh gout có nguy cơ để lại biến chứng nếu bệnh nhân không biết cách kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Sự tồn đọng của các tinh thể muối dưới các khớp tay, chân và gây đau nhức, cản trở chức năng vận động là một trong những biến chứng thường thấy ở người mắc bệnh gout. Ngoài chế độ ăn thì bệnh nhân gout nên tránh xa những thức uống sau đây.

 

Rượu bia, chất kích thích

Một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh gout trở nên trầm trọng đó chính là sử dụng bia rượu, chất kích thích. Bởi trong những loại đồ uống này có chứa hàm lượng axit uric rất lớn và nó làm thúc đẩy sản sinh thành phần purin. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bệnh gout ngày càng nghiêm trọng. 

 

Hơn nữa, việc sử dụng rượu bia thường xuyên còn làm cho chức năng gan, thận bị suy giảm. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh gout. Vì vậy, trong thời kỳ điều trị gout, bệnh nhân không nên uống bia rượu hay sử dụng cà phê, thuốc lá.

 

hạn chế bia rượu khi bị bênh gout

Bia, rượu, cà phê là những thức uống không có lợi cho người bị gout

 

Thức uống có ga, đường

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hiện tượng biến thể gen SLC2A9 trong cơ thể con người và chúng có khả năng đào thải độc tố rất tốt. Tuy nhiên, những biến thể gen này dễ dàng bị vô hiệu hoá hoặc làm việc theo cơ chế ngược lại khi tiếp xúc với thức uống chứa đường. Thay vì phải đào thải axit uric ra ngoài, thì lúc này cũng sẽ đẩy ngược axit uric vào bên trong và khiến cho tình trạng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, người bệnh gout cũng nên tránh xa những loại nước có ga, nước chứa đường.

 

Nước ép các loại hoa quả có chứa lượng đường cao

Những loại hoa quả có lượng đường fructose cao như lê, táo, đu đủ, vải thiều, nhãn, dừa, dưa hấu, xoài,...không thích hợp với những người bị gout. Mặc dù những loại nước ép này rất giàu vitamin và rất tốt cho cơ thể nhưng chúng hoàn toàn không mấy “thân thiện” với bệnh nhân gout.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi các chuyên gia từ Đại học Boston, Mỹ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân gout tăng khoảng 41% khi thường xuyên sử dụng nước ép trái cây giàu fructose. Điều này cho thấy, đường fructose sau khi phân huỷ có thể sản sinh axit uric ngay trong cơ thể và làm cho chỉ số axit uric trong máu ngày càng tăng. Không chỉ làm cho gout biến chứng, đường fructose còn gây ức chế đến quá trình bài tiết ở gan, thận. Vì vậy, bệnh nhân gout nên lưu ý đến những món thức uống mà mình đang sử dụng.

Bên cạnh đó, những người mắc căn bệnh này cũng nên tránh xa những loại nước ướp lạnh hoặc nước đun sôi để quá lâu.

 

Người bị bệnh gout nên uống nước gì?

 

“Chìa khóa vàng” để ngăn chặn những biến chứng của gout đó chính là cân bằng chế độ ăn uống sao cho khoa học. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết người mắc bệnh gút nên uống nước gì thì đừng bỏ qua những gợi ý dưới đây.

 

Nước chanh

 

Vì sao nước chanh lại được lựa chọn để kiềm hoá axit uric trong cơ thể? Thực tế thì chanh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh của canxi cacbonat (chất trung hoà axit) từ đó làm giảm nồng độ axit uric và giúp làm giảm biến chứng do gout. Bên cạnh đó, nước chanh còn là thức uống có tác dụng detox, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố có hại như axit uric ra ngoài. Nếu bạn đang trong thời kỳ bị gout hoành hành thì đừng nên bỏ qua loại thức uống đơn giản mà hữu dụng này nhé!

 

Nước ép dứa

 

Trong nước ép dứa có chứa một loại enzyme tên bromelain có tác dụng làm giảm đau do viêm khớp hay do axit uric tích tụ. Không những vậy, enzyme này có có khả năng hòa tan axit uric và kiểm soát tốt tình trạng gout. Bạn nên sử dụng nước ép dứa 2 - 3 lần/tuần để đào thải độc tố và loại bỏ axit uric ra ngoài.

 

Nước lọc

 

uống nước mỗi ngày

Uống đủ 8-10 ly nước lọc mỗi ngày để cải thiện tình trạng gout

 

Bạn có biết, nước lọc có khả năng trung hòa lượng axit uric và đào thải độc tố tốt gấp 3 lần so với các loại nước được kể trên. Bởi nước lọc chỉ có một số khoáng chất dễ hấp thu và không mang bất kỳ loại đường nào làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải.

 

Hơn nữa, việc uống nước lọc còn giúp làm chậm quá trình lắng đọng axit uric, giảm tình trạng đau đớn do gout gây ra. Việc uống nhiều nước lọc sẽ giúp cơ thể cân bằng trọng lượng và đồng thời cũng kiểm soát được trọng lượng cơ thể.

Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng nước khoáng thiên nhiên, nước tinh khiết từ những đơn vị uy tín như Nước Lavie, Nước Vĩnh Hảo, Thạch Bích, Aquafina, nước uống satori,... Đến với Sang Phát Water để có thể mua được nước uống chính hãng với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.